Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm điện và không gây hại cho sức khỏe

Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm điện và không gây hại cho sức khỏe

Như chúng ta đã biết, điều hòa, máy lạnh luôn là sản phẩm quan trọng và là giải pháp hữu hiệu mỗi mùa hè đến. Nhưng nên nhớ rằng mở điều hòa và chọn nhiệt độ như thế nào để làm lạnh nhanh mà không lãng phí, tốn kém điện năng và đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình là điều vô cùng quan trọng. Các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn xóa bỏ những băn khoăn, lo lắng đó.

Tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa

Trong bài viết trước, chúng tôi đã có đề cập đến Bí quyết sử dụng máy lạnh điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý thêm cho bạn một số mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện.

  • Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết) sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không quá thấp dưới 23oC và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng mà độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ “Dry” không có ý nghĩa mấy bởi nó không có chức năng làm giảm nhiệt độ, khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ “Cool”.

Việc sử dụng điều hòa đúng cách luôn được người tiêu dùng quan tâm
Việc sử dụng điều hòa đúng cách luôn được người tiêu dùng quan tâm.

  • Lựa chọn dòng điều hòa tiết kiệm điện Inverter cũng là yếu tố quan trọng để tiết kiệm được một lượng lớn tiền điện.
  • Sử dụng một cách linh hoạt các chế độ trên điều khiển điều hòa cũng giúp người sử dụng tiết kiệm được khá nhiều điện năng.Ví như: Khi ngủ, người sử dụng có thể để điều hòa ở chế độ Sleep. Ở chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 1oC – 3oC khi về sáng, giúp cơ thể dễ chịu hơn trong khi ngủ và cũng tiết kiệm điện hơn (Tham khảo: Chế độ ngủ đêm trên máy lạnh là gì).
  • Để tiết kiệm điện, nhiều người có thói quen khi phòng đã đủ lạnh thì lập tức tắt máy điều hòa và bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên! Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, phòng hơi lạnh một chút thì tắt, 15 phút sau bật lại.
    Thực tế, đây là một kiểu “tính toán phức tạp nhưng sai lầm thì vẫn đầy rẫy”, vì khi khởi động lại, điều hòa tiêu thụ rất nhiều điện năng. Thay đổi trạng thái nóng – lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu. Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy điều hòa. Chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa nhiệt độ phòng điều hòa và nhiệt độ bên ngoài là khoảng 7oC.

Sử dụng điều hòa không gây hại cho sức khỏe

Không phải tránh được cái nóng của mùa hè bằng điều hòa, máy lạnh là bạn đã đảm bảo được sức khỏe cho gia đình. Có một điều chắc chắn là ai cũng chủ quan khi dùng điều hòa mà không nghĩ tới việc nếu ở môi trường này quá lâu thì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,5oC – 37oC, trong khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao tới 40oC – 41oC và nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26oC, thậm chí có người đặt thấp đến 16oC – 18oC. Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức lớn và đột ngột tới 8oC – 9oC sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên thì sẽ gây ra những tác dụng không tốt đối với sức khỏe.


Thay đổi trạng thái nóng – lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu.

Chính vì vậy, khi dùng điều hòa, máy lạnh, để không gây hại cho sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Khi sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng điều hòa thường khá thấp (thường chỉ dao động trong khoảng 40% – 50%), trong khi độ ẩm ngoài trời cao hơn (thường trên 70%). Đây cũng là nguyên nhân khi ở trong phòng điều hòa da thường khô, môi se và dễ khát nước. Chênh lệch độ ẩm đột ngột cũng làm cho hệ hô hấp, bề mặt da của cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến dễ bị tổn thương.
  • Ngồi trong trong phòng điều hòa, máy lạnh lâu, nhất là khi ít vận động (khi ngủ, ngồi làm việc, xem ti vi…) dễ làm giảm thân nhiệt cơ thể, đặc biệt là các trường hợp ăn uống không đủ dinh dương, đang mắc bệnh… Thân nhiệt cơ thể giảm làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh, phát triển, gây bệnh. Bệnh phổ biến nhất là viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản…) vì mũi, miệng của chúng ta là cửa ngõ quan trọng mà vi sinh vật dễ dàng xâm nhập. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi…

Ngồi trong trong phòng điều hòa lâu, nhất là khi ít vận động (khi ngủ, ngồi làm việc, xem ti vi...) dễ làm giảm thân nhiệt đột cơ thể
Ngồi trong trong phòng điều hòa lâu, nhất là khi ít vận động dễ làm giảm thân nhiệt đột cơ thể.

  • Tổn thương xương khớp cũng là một nguy cơ dễ gặp phải khi sử dụng điều hòa, máy lạnh thường xuyên ở nhiệt độ thấp. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ bên trong cơ thể với nhiệt độ bên ngoài môi trường sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể sẽ co lại, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân làm cho các khớp bị tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng đau nhức như: chân tay mỏi, đau cứng khớp cổ…
  • Chính vì thế, khi sử dụng điều hòa, bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức hợp lý, không chênh lệch quá cao với môi trường ngoài. Ví dụ, vào mùa hè, mức nhiệt độ điều hòa, máy lạnh lý tưởng vào ban ngày là 24oC – 26oC, còn vào ban đêm là 26oC – 28oC; ngoài ra bạn nên dùng thêm các loại quạt để tăng độ mát trong phòng mà không cần chỉnh điều hòa xuống nhiệt độ quá thấp. Để tránh bị khô da, bạn hãy sử dụng thêm các loại máy tạo độ ẩm nhé!

Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *